Tiêu chuẩn ISO 9001 là một thuật ngữ không mấy xa lạ hiện nay, nhất là với những doanh nghiệp đã và đang sử dụng hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này giúp cho doanh nghiệp vận hành hệ thống quản lý chất lượng một cách hiệu quả nhất, giúp doanh nghiệp tạo được niềm tin từ khách hàng và phát triển bền vững hơn.
Chứng chỉ ISO 9001 mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Để được công nhận thì doanh nghiệp cần trải qua các quy trình đánh giá chứng nhận ISO 9001:2015 như thế nào? Các bước phải thực hiện ra sao? Thông tin cụ thể sẽ được Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng KNA cung cấp trong bài viết này!
Như đã nói ở trên, doanh nghiệp được chứng nhận ISO 9001 đồng nghĩa với việc được công nhận về uy tín và chất lượng đảm bảo trên phạm vi quốc tế. Các tổ chức được chứng nhận được coi là đã đạt được một hệ thống nhất quán để đảm bảo mức độ hài lòng cao của khách hàng và cải tiến liên tục.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9001 ĐẾN DOANH NGHIỆP
Việc bộ tiêu chuẩn ISO 9001 được các tổ chức, doanh nghiệp ban hành có thể giúp đáp ứng một cách tối đa các yêu cầu của khách hàng, đối tác. chứng nhận ISO 9001, chứng minh doanh nghiệp đang có hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và đáp ứng được tiêu chuẩn chung của quốc tế
1. Giúp doanh nghiệp củng cố và nâng cao hình ảnh, uy tín của mình đối với khách hàng, đối tác.
2. ISO 9001:2015 giúp cải thiện hiệu quả làm việc được cải thiện rõ rệt. Trên thực tế cho thấy, ngay cả các đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước cũng đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 và gặt hái được những thành công bước đầu.
3. ISO 9001:2015 có thể giúp tạo nên sức mạnh nội bộ trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp v
4. Việc áp dụng ISO 9001 khiến người lao động hiểu được tầm quan trọng của công việc mình đang đảm nhận. Người lao động cảm thấy có tinh thần và trách nhiệm hơn trong công việc.
5. Phát huy và nâng cao tính sức mạnh tập thể.
Trong 1 tổ chức, doanh nghiệp thường có những người có sự vượt trội hơn những người khác. Đây chính là những chiếc "chìa khóa vàng" để xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và tổ chức.
6. Hạn chế tối đa các sai xót phát sinh trong quá trình giải quyết công việc.
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 9001:2015 CHO DOANH NGHIỆP
Các quy trình chứng nhận bắt buộc trong ISO 9001:2015 của KNA Cert mang đến cho các bạn:
Các Bước Cơ Bản Để Được Chứng Nhận ISO 9001:2015 Năm 2023
Bước 1: Tiếp xúc ban đầu
Để có thể giúp nắm rõ được các nhu cầu và mong muốn của Khách hàng/Doanh nghiệp, KNA CERT sẽ tiếp xúc với khách hàng nhằm thu thập thông tin cần thiết từ phía Doanh nghiệp. Sau khi thống nhất KNA Cert sẽ tiến hành đề nghị khách hàng hoàn thiện Đăng ký chứng nhận và Hợp đồng chứng nhận.
Bước 2: Tiếp nhận đăng ký chứng nhận
Sau khi kí xong hợp đồng thì khách hàng sẽ tiến hành gửi bả đăng kí chứng nhận sản phẩm cho KNA Cert. Lúc này chúng tôi sẽ có thể tổ chức khảo sát tại cơ sở để nắm được những thông tin cơ bản về hoạt động điều hành sản xuất, trang thiết bị và sản phẩm khách hàng
Bước 3: Chuẩn bị đánh giá
Mọi thủ tục đánh giá chứng nhận có thể được thực hiện ngay trong bước này.
Bước 4: Đánh giá sơ bộ
Chuyên gia đánh giá của KNA Cert sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ hệ thống hồ sơ tài liệu của doanh nghiệp khách hàng. Hiện nay mọi hoạt động đánh giá sơ bộ có thể được thực hiện tại KNA Cert hoặc tại địa điểm sản xuất của khách hàng.
Bước 5: Đánh giá chứng nhận chính thức
KNA Cert tiến hành đánh giá chính thức hệ thống quản lý tại địa điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và hành động khắc phục
Thẩm xét hồ sơ đánh giá bao gồm xem xét tính đầy đủ, đúng quy định của hồ sơ đánh giá, xem xét việc khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có) và thực hiện các thẩm tra kỹ thuật chuyên sâu nếu cần thiết.
Sau giai đoạn đánh giá thì sẽ đến bước thẩm xét hồ sơ. Với việc đánh giá theo đúng
Bước 7: Quyết định chứng nhận (Thời hạn 3 năm)
Sau khi đi xem xét mà nhận thấy nếu kết quả thẩm xét hồ sơ đánh giá phù hợp với chuẩn mực chứng nhận và các quy định, khách hàng sẽ được KNA CERT cấp chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn và cấp dấu hợp chuẩn của KNA. Chứng nhận ISO 9001:2015 có thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp phép.
Bước 8: Giám sát định kỳ
Duy trì chứng nhận: KNA sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ hằng năm. Đánh giá giám sát nhằm đảm bảo Doanh nghiệp/Khách hàng duy trì hiệu lực theo chuẩn tiêu chí hệ thống quản lý của ISO.
ISO KNA là tổ chức Chứng nhận Uy tín tại Việt Nam. KNA thấu hiểu vai trò quan trọng, xu thế thời đại cũng như luôn quan tâm tới định vị và phát triển trí thức tổ chức; đồng thời lấy đảm bảo sự phù hợp là nguyên tắc hoạt động ngành nghề.
- Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
- EmaiL: salemanager@knacert.com
- Hotline: 0968.038.122
- website: https://isokna.com.vn/