ISO 45001:2018 cho những doanh nghiệp Việt

ISO 45001:2018 cho những doanh nghiệp Việt

 Admin

Việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động trong doanh nghiệp là một trong những vấn đề được quan tâm ngày nay. Một môi trường chuyên nghiệp an toàn sẽ giúp người lao động trong đó có thể làm việc sinh hoạt thuận lợi không bị các bệnh xã hội về lâu dài. Bộ tiêu chuẩn ISO 45001 được Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

ISO 45001:2018 Audit Checklist là tài liệu không thể thiếu trong các cuộc đánh giá chứng nhận ISO 45001 chính thức và đánh giá nội bộ nên còn được gọi Checklist đánh giá nội bộ ISO 45001. Tài liệu này thể hiện các nội dung, tiêu chí đánh giá sự phù hợp của một tổ chức so với các yêu cầu của Tiêu chuẩn về Hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp tiêu chuẩn ISO 45001.

[​IMG]

ISO 45001 tập trung vào việc cung cấp một khuôn khổ giúp các tổ chức nhận diện, đánh giá, và kiểm soát các mối nguy trong môi trường làm việc. Mục tiêu chính của tiêu chuẩn là bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người lao động và tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn. Bên cạnh đó, việc áp dụng ISO 45001 còn giúp các doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp lý, nâng cao uy tín, và tối ưu hóa chi phí thông qua việc phòng ngừa các rủi ro liên quan đến sức khỏe và an toàn.

Tình hình áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam

Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), tính đến đầu năm 2018, mỗi năm có đến 340 triệu vụ tai nạn lao động; 160 triệu nạn nhân mắc các bệnh nghề nghiệp và hơn 650 nghìn ca tử vong vì các chất độc hại. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố tại Báo cáo về tình hình an toàn lao động năm 2019, toàn quốc đã xảy ra 8.150 vụ tai nạn lao động làm 8.327 người bị nạn, số người chết gần 1.000 người.

Tại Việt Nam, nhằm giảm thiểu tai nạn lao động, tại hội nghị Tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện dự án 3 Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp – việc làm và an toàn lao động năm 2019, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tham gia tích cực, cũng như cần có sự đồng thuận của người sử dụng lao động và người lao động để dự án đạt được nhiều kết quả thiết thực trong năm 2020. ISO 45001 cũng là một trong những công cụ được các tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam áp dụng . Nó cung cấp một khuôn khổ để tăng cường sự an toàn, giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc và tạo môi trường làm việc lành mạnh.

ISO 45001 có thay thế OHSAS 18001 không?

OHSAS 18001 là Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) xây dựng và ban hành vào năm 1999. Tiêu chuẩn được sửa đổi gần nhất là vào năm 2007. Tiêu đề Các yêu cầu cho việc chuyển đổi từ OHSAS 18001:2007 sang ISO 45001:2018, tiêu chuẩn ISO 45001 mới hiện nay đã được xác nhận là sẽ thay thế OHSAS 18001. Để duy trì sự phù hợp đối với yêu cầu mới, doanh nghiệp phải chuyển đổi sang ISO 45001:2018. Các doanh nghiệp sẽ có thời gian chuyển tiếp kể từ ngày công bố tiêu chuẩn cho đến tháng 3 năm 2021.

Cấu trúc của ISO 45001 là gì?

Tiêu chuẩn ISO 45001 được xây dựng dựa trên cấu trúc cấp cao (High-Level Structure - HLS). Việc áp dụng cấu trúc cấp cao HLS giúp tổ chức có thể tích hợp thêm các hệ thống quản lý khác như ISO 9001, ISO 14001,..một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Vì được áp dụng theo cấu trúc cấp cao HLS nên tiêu chuẩn ISO 45001 được chia thành 10 điều khoản. Trong đó, Điều khoản 1 đến Điều khoản 3 cung cấp thông tin chi tiết về phạm vi, tài liệu tham khảo và các giải thích hoặc thuật ngữ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn. Còn từ Điều khoản 4 đến Điều khoản 10 là các yêu cầu chính của tiêu chuẩn. Dưới đây là các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 45001:2018:
 

  • Điều khoản 1: Phạm vi áp dụng
  • Điều khoản 2: Tài liệu tham khảo
  • Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa
  • Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
  • Điều khoản 5: Lãnh đạo và sự tham gia của người lao động
  • Điều khoản 6: Lập kế hoạch
  • Điều khoản 7: Hỗ trợ
  • Điều khoản 8: Hoạt động
  • Điều khoản 9: Đánh giá hiệu suất
  • Điều khoản 10: Cải tiến

Quy trình để có chứng nhận ISO 45001:2018 gồm mấy bước?

Intercert Việt Nam xin chia sẻ cho bạn về quy trình các bước để đạt áp dụng chứng nhận ISO 45001:2018 cho Doanh Nghiệp.

  • Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 45001

Doanh nghiệp khai báo các thông tin theo yêu cầu của Tổ chức chứng nhận ISO 45001 để đăng ký chứng nhận

  • Bước 2: Xem xét hợp đồng & Chuẩn bị đánh giá

Doanh nghiệp ký kết hợp đồng xác nhận việc đồng ý đánh giá chứng nhận ISO 45001 với tổ chức chứng nhận và chuẩn bị cho đánh giá chính thức

  • Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1

Tổ chức chứng nhận ISO 45001 đánh giá sơ bộ giai đoạn 1 về Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp.

  • Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2

Tổ chức chứng nhận đánh giá thực tế giai đoạn 2, trong đó tiến hành các cuộc phỏng vấn và xem xét hiện trường của doanh nghiệp.

  • Bước 5: Thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình ISO 45001

Tổ chức chứng nhận thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan tới việc xây dựng Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 45001 của doanh nghiệp.

  • Bước 6: Hành động khắc phục

Doanh nghiệp phải tiến hành hành động khắc phục trong thời gian quy định và báo cáo lại cho Tổ chức chứng nhận ISO để sửa chữa những điểm chưa tuân thủ (nếu có).

  • Bước 7: Cấp chứng chỉ ISO 45001

Tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ ISO 45001 có hiệu lực trong vòng 03 (ba) năm cho doanh nghiệp sau khi kiểm tra chắc chắn rằng doanh nghiệp đã hoàn thành các khắc phục theo yêu cầu.

  • Bước 8: Đánh giá giám sát định kỳ

Doanh nghiệp trải qua 2 cuộc đánh giá giám sát định kỳ trong 3 năm (12 tháng/lần) để duy trì hiệu lực của chứng nhận ISO 45001.

  • Bước 9: Tái chứng nhận ISO 45001

Doanh nghiệp tái đánh giá chứng nhận ISO 45001 sau 3 năm khi chứng chỉ hết hiệu lực, quy trình tái đánh giá chứng nhận lặp lại tương tự như các bước trên.

Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:

Hỗ trợ khách hàng

Thống kê truy cập

  • Hôm nay:

    341  lượt
  • Tất cả:

    3088470  lượt
Gọi ngay