Xu hướng áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam hiện nay

Xu hướng áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam hiện nay

 Admin

Là một chủ doanh nghiệp bạn đang mong muốn có được một trong những môi trường làm việc hợp lý và an toàn để người lao động yên tâm làm việc từ đó mang đến được năng suất chất lượng trong từng năm. Để làm được điều đó thì nhiều doanh nghiệp hiện nay đang có tiến hành áp dụng ISO 45001:2018 và từ đó có thể giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có được một hệ thống tốt nhất và bài bản nhất hiện nay. Bộ tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là gì ? các bước áp dụng như thế nào chúng ta sẽ cùng bạn chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay. 

[caption id="attachment_6463" align="alignleft" width="900"] ??????????????????????????????????????????????????????????????????[/caption]

Bộ tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là gì?

Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 hiện nay chính là phiên bản mới nhất được bộ tiêu chuẩn ISO 45001 tiến hành áp dụng về một Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp. Do được ban hành vào năm 2018 nên được lấy tên phiên bản mới nhất này. 

Bộ tiêu chuẩn ISO 45001:2018 hiện nay ra đời nhằm thay thế cho bộ tiêu chuẩn OHSAS 18001 trước đó cũng về một Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề Nghiệp. Theo đó thì các tổ chức, doanh nghiệp cần phải có sự chuyển đổi sang phiên bản mới nhất này trong thời gian chậm nhất vào ngày 12 tháng 3 năm 2021. Sau thời gian này, tất cả doanh nghiệp chứng nhận OHSAS cần phải thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 45001.

XU HƯỚNG ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 

Hiện nay bộ tiêu chuẩn ISO 45001 sẽ được dự báo tiếp tục phát triển và trở thành một trong những bộ tiêu chuẩn khá quan trọng trong các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Với những xu hướng có tác động sâu rộng như hiện nay có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của bộ tiêu chuẩn này. 

1. Tăng cường sự quan tâm đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Bộ tiêu chuẩn ISO 45001 này có quy định về mặt pháp lý sẽ ngày càng chặt chẽ hơn. Nhiều Quốc gia trên thế giới cũng sẽ tăng cường được các quy định và biện pháp quản lý có liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Với những nhận thức của người lao động và xã hội đó thì số lượng người lao động cũng như cộng đồng sẽ ngày một cao hơn. 

2. Tích hợp với các hệ thống quản lý khác

Bạn cần tiến hành tích hợp khá nhiều bộ tiêu chuẩn ISO 45001 này vào hệ thống của mình với những bộ tiêu chuẩn quản lý khác như ISO 9001, ISO 14001 đồng thời việc này cũng sẽ giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp tối ưu hóa được quy trình quản lý cũng như giúp giảm thiểu đi sự trùng lặp cũng như tăng cường được hiệu quả. 

3. Cải tiến liên tục và đổi mới

Việc này cần thiết phải đổi mới trong phương pháp đánh giá rủi ro. Sử dụng bộ tiêu chuẩn ISO 45001 này có thể giúp cải tiến quy trình của doanh nghiệp một cách bài bản. Việc liên tục cải tiến tốt các quy trình quản lý an toàn cũng như sức khỏe nghề nghiệp cũng sẽ dựa trên những dữ liệu hiện có để phản hồi một cách tốt nhất. 

4. Tăng cường sự tham gia của người lao động

  • Văn hóa an toàn mạnh mẽ hơn: Xây dựng một văn hóa an toàn và sức khỏe nghề nghiệp mạnh mẽ hơn, trong đó người lao động không chỉ tuân thủ mà còn tích cực tham gia vào các hoạt động cải thiện an toàn và sức khỏe.
  • Giao tiếp và tham vấn: Sự tham gia và tham vấn của người lao động trong việc thiết lập và duy trì hệ thống quản lý OH&S sẽ được tăng cường, đảm bảo rằng mọi quan điểm và ý kiến đều được lắng nghe và phản hồi.

5. Bền vững và trách nhiệm xã hội

Bộ tiêu chuẩn ISO 45001 này hiện có thể liên kết được với khá nhiều mục tiêu phát triển bền vững. ISO 45001 Nnày sẽ ngày càng được liên kết với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc cũng như là một mục tiêu về mặt sức khỏe và phúc lợi cho người lao động. 

Đối tượng áp dụng ISO 45001

Tiêu chuẩn ISO 45001 có thể áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, không phân biệt ngành nghề, lĩnh vực, quy mô hay vị trí địa lý, tất cả các đơn vị có nhu cầu xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh đều có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 để xây dựng Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp đạt chuẩn.

Nội dung Bộ tiêu chuẩn ISO 45001:2018

Bộ tiêu chuẩn ISO 45001:2018 này hiện nay có những nội dung chính như sau:

1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Bối cảnh của tổ chức

  • Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức
  • Hiểu nhu cầu và mong đợi của người lao động và các bên quan tâm khác
  • Xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH&S
  • Hệ thống quản lý OH&S

5. Lãnh đạo và sự tham gia của người lao động

  • Sự lãnh đạo và cam kết
  • Chính sách OH&S
  • Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức
  • Tham vấn và tham gia của người lao động

6. Lập kế hoạch

  • Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội
  • Mục tiêu OH&S và lập kế hoạch để đạt được chúng

7. Hỗ trợ

  • Tài nguyên
  • Năng lực
  • Nhận thức
  • Giao tiếp
  • Thông tin dạng văn bản

8. Vận hành

  • Lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động
  • Chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp

9. Đánh giá hiệu suất

  • Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động
  • Kiểm toán nội bộ
  • Xem xét của lãnh đạo

10. Cải tiến

  • Tổng quát
  • Sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục
  • Cải tiến liên tục

Các bước xây dựng Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp

  • Bước 1: Khởi động dự án 
  • Bước 2: Thành lập bộ phận chuyên trách
  • Bước 3: Khảo sát thực trạng 
  • Bước 4: Thu thập dữ liệu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiện tại
  • Bước 5: Đào tạo nhận thức ISO 45001:2018
  • Bước 6: Hoàn thiện hạ tầng, trang bị thiết bị (nếu cần)
  • Bước 7: Lập kế hoạch xây dựng Hệ thống OHSMS
  • Bước 8: Soạn thảo quy trình, tài liệu ISO 45001
  • Bước 9: Triển khai thực hiện ISO 45001
  • Bước 10: Đào tạo đánh giá nội bộ Hệ thống OHSMS
  • Bước 11: Đánh giá nội bộ 
  • Bước 12: Hành động khắc phục 
  • Bước 13: Xem xét của lãnh đạo
  • Bước 14: Đăng ký chứng nhận ISO 45001
  • Bước 15: Đánh giá chứng nhận ISO 45001
  • Bước 16: Hành động khắc phục 
  • Bước 17: Duy trì chứng nhận ISO 45001
  • Bước 18: Tái chứng nhận ISO 45001

Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp người đọc hiểu tiêu chuẩn ISO 45001 là gì và nắm được một số thông tin về Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS). Nếu Quý Doanh Nghiệp muốn biết chi tiết hơn về các yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc quan tâm tới dịch vụ chứng nhận ISO 45001, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất.

Hỗ trợ khách hàng

Thống kê truy cập

  • Hôm nay:

    325  lượt
  • Tất cả:

    3083566  lượt
Gọi ngay