Bộ tiêu chuẩn ISO 17025 – Hệ thống Quản lý Chất lượng cho phòng Thử nghiệm hiệu chuẩn. Bộ tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm thúc đẩy sự tin tưởng trong hoạt động của phòng thử nghiệm hiệu chuẩn. Bộ tiêu chuẩn này có thể giúp cho phòng thử nghiệm có thể chứng minh được năng lực của mình nhằm cung cấp được tốt các kết quả giá trị. Bài viết này cùng ISOKNA chia sẻ cho bạn về bộ tiêu chuẩn ISO 17025 thú vị này.
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TIÊU CHUẨN ISO/IEC 17025
Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 17025 này có thể kể đến đó chính là việc đưa ra được những hướng dẫn cụ thể để có những yêu cầu về một năng lực chung của một phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn.
Tại cuộc họp diễn ra năm 1975 của Tổ chức Hợp tác Công nhận Phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC), lần đầu tiên ILAC đã đề xuất cần phải có hướng dẫn Quốc tế về yêu cầu chung đối với năng lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và thương mại hóa ngày càng cao trong các hoạt động đánh giá sự phù hợp trên phạm vi Toàn cầu.
Năm 1990, bộ tiêu chuẩn ISO 17025 lần đầu tiên được hình thành dưới dạng Hướng dẫn ISO/IEC Guide 25:1990. Theo đó thì phiên bả chính thức đầu tiên của tiêu chuẩn được ban hành chính thức vào năm 1999.
Với phiên bản thứ 2 đã được ban hành vào năm 2005 với những điều khoản được ban hành vào năm 2005 với 5 điều khoản. Yêu cầu quản lý chủ yếu liên quan đến yêu cầu quản lý và yêu cầu kỹ thuật của phòng thí nghiệm.
Với những phiên bản mới nhất hiện nay ISO/IEC 17025 được ban hành vào ngày 29/11/2017 với 8 điều khoản. Các điều khoản được phân tách chi tiết và cụ thể hơn so với phiên bản cũ.
Năm 2018 Việt Nam đã chấp nhận hoàn toàn phiên bản ISO/IEC 17025:2017 và ban hành Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2017 tương đương.
CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐẠT CHUẨN ISO 17025
Để áp dụng thành công ISO 17025:2017 cần có sự chuẩn bị và tham gia của cả tập thể phòng thí nghiệm với những bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thực hiện
Ban lãnh đạo phòng thí nghiệm cần thành lập nhóm thực hiện dự án.
Bước 2: Đào tạo nhận thức tiêu chuẩn
Tổ chức đào tạo nhận thức về bộ tiêu chuẩn ISO 17025 này có phiên bản mới nhất có thể giúp thuê bên tổ chức đào tạo có năng lực cần thiết cho nhóm thực hiện. Bộ tiêu chuẩn này có tập trung vào các nội dung như:
Lợi ích của việc thực hiện ISO/IEC 17025 Các yêu cầu cơ bản của Hệ thống quản lý chất lượng phòng thí nghiệm theo ISO/IEC 17025 Cách thức tiến hành xây dựng hệ thống văn bản và triển khai thực hiện theo ISO/IEC 17025.
Bước 3: Đánh giá thực trạng phòng thí nghiệm
Cần tiến hành đánh giá thực trạng công việc cần thiết nhằm tìm hiểu tốt các hoạt động của một phòng thí nghiệm, hiệu chuẩn và giúp tạo điều kiện môi trường cũng như con người và những phương pháp thử.
Những kết quả thử nghiệm sau khi đánh giá được thực trạng sẽ cần được ghi chép thành văn bản để có thể làm cơ sở quyết định được các chỉ tiêu thử nghiệm có thể đủ điều kiện để xin công nhận và những thay đổi.
Đánh giá, ước lượng độ không đảm bảo đo trong thí nghiệm. Liên kết chuẩn trong đo lường.
Bước 4: Lập kế hoạch
Một khi tiến hành căn cứ vào các kết quả đánh giá được thực trạng cũng như có khả năng đáp ứng được phòng thí nghiệm hiệu chuẩn. Với nhóm dự án này có tiến hành thành lập ra được các kế hoạch hành động một cách chi tiết theo các tiến trình thời gian đối với các hạng mục công việc một cách cụ thể nhất.
Bước 5: Xây dựng hồ sơ, tài liệu, quy trình
Việc xác định tốt được các văn bản cần phải được xây dựng dựa trên các kết quả đánh giá thực trạng và các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn chứng nhận ISO 17025:2017. Với những cán bộ đã được phân công của phòng thí nghiệm cần tiến hành xây dựng cũng như ban hành ra được sổ tay quản lý chất lượng và các thủ tục, phương pháp cũng như những hướng dẫn về biểu mẫu vv.....
Bước 6: Triển khai thực hiện
Hiện nay với việc phối hợp cùng các cán bộ, phòng ban thực hiện công việc triển khai một hệ thống quản lý chất lượng theo kế hoạch. Từ đó giúp theo dõi và kiểm tra việc thực hiện đảm bảo rằng các yêu cầu cũng sẽ được tuân thủ.
Bước 7: Đánh giá nội bộ và cải tiến hệ thống
Đào tạo đánh giá nội bộ cho các cán bộ được lựa chọn làm chuyên gia đánh giá. Lãnh đạo xem xét kết quả đánh giá nội bộ và đưa ra chỉ đạo Thực hiện các biện pháp khắc phục và cải tiến cần thiết.
Bước 8: Đánh giá chứng nhận
Đăng ký chứng nhận ISO 17025 với Tổ chức chứng nhận uy tín Tiến hành đánh giá chính thức và hành động khắc phục điểm chưa phù hợp (nếu có) Nhận chứng chỉ xác minh sự tuân thủ và thực hiện duy trì sự tuân thủ