Với những chuyên gia trong lĩnh vực chứng nhận thì bộ tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời được coi như là một tiêu chuẩn có tính thực tiễn cực cao. Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 này mang đến những hệ thống các quy định nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn. Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ cho bạn về bộ tiêu chuẩn và những lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng vào.
TIÊU CHUẨN ISO 22000 LÀ GÌ ?
ISO 22000:2005 là phiên bản năm 2005 của tiêu chuẩn ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn này được ban hành bởi ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế) dành cho các doanh nghiệp thực phẩm với mục đích thiết lập các quy định, yêu cầu về việc quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất chế biến, kinh doanh hay xuất nhập khẩu.
Chứng chỉ ISO 22000 hay Giấy chứng nhận ISO 22000 (ISO 22000 certificate) được cấp sau khi Doanh nghiệp chứng minh được sự tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000.
MỤC TIÊU ÁP DỤNG CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 22000;2018
ISO 22000 bao gồm các yêu cầu về:
- Xây dựng và thực hiện HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) - Phân tích nguy cơ và điểm kiểm soát quan trọng.
- Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm.
- Xác định, đánh giá và kiểm soát các nguy cơ liên quan đến an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm.
ĐỐI TƯỢNG CỦA CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018 LÀ GÌ?
Phiên bản mới nhất của Tiêu chuẩn ISO 22000 về của Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm (Food Safety Management System – FSMS) là ISO 22000:2018 (được ban hành vào tháng 06/2018).
ISO 22000 áp dụng cho tất cả cả cơ sở có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ tiếp xúc với thực phẩm hoặc nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Dưới đây là một số đối tượng tiêu biểu có thể chứng nhận ISO 22000 trong lĩnh vực thực phẩm:
- Đơn vị vận chuyển thực phẩm
- Cơ sở sản xuất chế biến sẵn, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, hệ thống lưu động
- Hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ
- Ngư trường, trang trại trồng trọt - chăn nuôi
- Doanh nghiệp sản xuất Thực phẩm chức năng
- Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, trứng, thịt, sữa, thủy hải sản
- Doanh nghiệp sản xuất nước tinh khiết, nước ngọt, cafe, rượu, bia
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG ISO 22000
- Bước 1: Khởi động dự án
- Bước 2: Thành lập bộ phận chuyên trách
- Bước 3: Khảo sát thực trạng
- Bước 4: Thu thập dữ liệu về quy trình sản xuất và cung ứng thực phẩm
- Bước 5: Đào tạo nhận thức ISO 22000:2018
- Bước 6: Hoàn thiện hạ tầng, trang bị thiết bị (nếu cần)
- Bước 7: Lập kế hoạch xây dựng Hệ thống FSMS
- Bước 8: Soạn thảo quy trình, tài liệu ISO 22000
- Bước 9: Triển khai thực hiện ISO 22000
- Bước 10: Đào tạo đánh giá nội bộ Hệ thống FSMS
- Bước 11: Đánh giá nội bộ
- Bước 12: Hành động khắc phục
- Bước 13: Xem xét của lãnh đạo
- Bước 14: Đăng ký chứng nhận ISO 22000
- Bước 15: Đánh giá chứng nhận ISO 22000
- Bước 16: Hành động khắc phục
- Bước 17: Duy trì chứng nhận ISO 22000
- Bước 18: Tái chứng nhận ISO 22000
NHỮNG LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG ISO 22000
Áp dụng bộ tiêu chuẩn chứng nhận ISO 22000 vào doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích quan trọng, đặc biệt là trong ngành công nghiệp thực phẩm ngày nay. Dưới đây là một số lợi ích chính mà doanh nghiệp có thể thu được khi triển khai tiêu chuẩn này:
- Đảm Bảo An Toàn Thực Phẩm: ISO 22000 giúp các doanh nghiệp xác định và quản lý các nguy cơ liên quan đến an toàn thực phẩm trong quy trình sản xuất và cung cấp. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm thực phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và chất lượng.
- Nâng Cao Uy Tín và Niềm Tin: Sự tuân thủ ISO 22000 là một minh chứng rõ ràng cho sự cam kết của doanh nghiệp đối với việc cung cấp sản phẩm an toàn và chất lượng cho khách hàng. Điều này giúp tăng cường uy tín và niềm tin từ phía khách hàng, cũng như từ các đối tác và cơ quan quản lý.
- Tiết Kiệm Chi Phí: Bằng cách quản lý hiệu quả các nguy cơ liên quan đến an toàn thực phẩm và tối ưu hóa quy trình sản xuất, ISO 22000 có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bằng cách giảm thiểu lãng phí và sự cố, cũng như tăng cường hiệu suất và năng suất lao động.
- Thúc Đẩy Xuất Khẩu: Việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm như ISO 22000 là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của mình. Các thị trường quốc tế thường yêu cầu các sản phẩm thực phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao, và việc có chứng nhận ISO 22000 có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận những thị trường này một cách dễ dàng hơn.
- Cải Thiện Quản Lý Chuỗi Cung Ứng: ISO 22000 không chỉ áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất thực phẩm mà còn cho toàn bộ chuỗi cung ứng. Điều này giúp cải thiện quản lý chuỗi cung ứng, từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng, bằng cách đảm bảo rằng tất cả các bên đều tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
- Tuân Thủ Pháp Luật: ISO 22000 giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định và luật pháp liên quan đến an toàn thực phẩm. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý và tránh các hậu quả tiêu cực có thể phát sinh từ việc vi phạm các quy định này.
Dịch vụ Hỗ trợ Chứng nhận ISO 22000 của KNA CERT
Là một trong những tổ chức Đào tạo - Chứng nhận uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, KNA CERT cung cấp dịch vụ hỗ trợ Chứng nhận ISO 22000 theo phiên bản mới nhất cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
Giấy chứng nhận ISO 22000 (Chứng chỉ ISO 22000) được cấp từ dịch vụ của KNA CERT có đầy đủ giá trị pháp lý, được công nhận Toàn cầu.
- KNA CERT cam kết về chất lượng dịch vụ:
- Quy trình làm việc Khoa học – Chuyên nghiệp
- Thủ tục tinh giản – Đảm bảo tiến độ
- Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí
- Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm
- Chính sách hậu mãi siêu tốt – Kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn